Tư tưởng của Lão Tử về tự nhiên – những gợi mở định hướng giải quyết mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên trong giai đoạn hiện nay
- Tiêu Giao Tử
- 27 thg 4
- 5 phút đọc
Đã cập nhật: 30 thg 4
1. Về nguồn gốc tự nhiênLão Tử (571 TCN - 471 TCN) được xem là người sáng lập học thuyết Đạo gia của Trung Quốc cổ đại. Tác phẩm Đạo Đức Kinh lưu giữ những tư tưởng triết học chủ đạo của ông, xây dựng nên một hệ thống quan niệm hoàn chỉnh về tự nhiên, xã hội và cách con người nhận thức, ứng xử với thế giới. Trong đó, quan điểm về tự nhiên đóng vai trò nền tảng cho các quan điểm về nhân sinh và phương pháp hành xử.Theo Lão Tử, vũ trụ và muôn vật vốn tự sinh từ "Đạo" – một nguyên lý tự nhiên – chứ không do bất kỳ lực lượng siêu nhiên thần bí nào tạo nên. Trong Đạo Đức Kinh, ông miêu tả: “Đạo là cái nhìn không thấy gọi là 'di', nghe không thấy gọi là 'hi', nắm không được gọi là 'vi'. Ba cái đó truy cứu đến cùng cũng không biết được gì, chỉ thấy hỗn độn làm thành một thể. Ở trên không sáng, ở dưới không tối, thâm viễn, bất tuyệt, không thể gọi tên, lại trở về cõi vô vật. Thấp thoáng mập mờ, đón không thấy đầu, theo không thấy đuôi.”Nghĩa là, bản thể của Đạo không thể miêu tả rõ ràng, nhưng Đạo tồn tại khắp vũ trụ, làm ngọn nguồn cho vạn vật. Đạo vô thủy vô chung – không đầu, không cuối. Lão Tử viết: “Đạo bản thể thì hư không mà tác dụng thì cơ hồ vô cùng… sâu kín mà dường như trường tồn… Ta không biết nó là con ai.”Ông còn dùng hình ảnh ẩn dụ để diễn tả sự rộng lớn của Đạo: “Hình vuông cực lớn thì không có góc, cái khí cụ cực lớn thì không có hình trạng cố định, thanh âm cực lớn thì không nghe thấy, Đạo lớn thì ẩn vi, không thể giảng được. Chỉ có Đạo là khéo sinh và tác thành vạn vật.”Như vậy, theo Lão Tử, nguồn gốc tự nhiên là từ Đạo, và thế giới vận hành theo "Đạo trời."

2. Về sự vận hành của tự nhiênLão Tử cho rằng tự nhiên không hỗn loạn, mà là sự tổ hợp của các sự vật hiện tượng vận hành theo hệ thống các quy luật khách quan. Ông viết: “Người bắt chước đất, đất bắt chước trời, trời bắt chước Đạo, Đạo bắt chước tự nhiên.”Không chỉ khẳng định tính tự nhiên của Đạo, Lão Tử còn nhấn mạnh con người cần tuân theo trật tự tự nhiên:
Một là, thuận theo sự sắp đặt tự nhiên, không cưỡng cầu.
Hai là, hành động hồn nhiên, tùy thuận bản tính và quy luật sự vật.
Ba là, trừ bỏ cái thái quá, nâng đỡ cái bất cập, lập lại thế quân bình tự nhiên.
Lão Tử chỉ ra rằng sự vật hiện tượng biến đổi theo những quy luật tất yếu: “Cây lớn một ôm, khởi sinh từ cái mầm nhỏ; đài cao chín tầng khởi từ một sọt đất; đi xa ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân”; “Gió lốc không hết buổi sáng, mưa rào không suốt ngày”; “Người sinh ra mềm yếu, chết đi thì cứng đơ; thảo mộc sinh ra mềm dịu, chết đi thì khô cứng.”Tất cả sự liên hệ và biến đổi đều quy về Đạo, là sự vận động của hữu và vô.
Lão Tử còn đề cập đến quy luật phản phục (vạn vật trở về cội nguồn): “Giữ được cực hư, cực tĩnh thì thấy được vạn vật sinh trưởng, nhận ra quy luật phản phục”; “Luật vận hành của Đạo là trở lại lúc đầu.” Phản phục là quy luật tất yếu, ai thuận theo thì tồn tại lâu dài, ai trái thì gặp họa.Ông nhấn mạnh Đạo là sự thống nhất của hữu và vô: “Vạn vật sinh ra từ hữu, hữu sinh ra từ vô.” Hữu và vô cùng sinh, cùng thành, không thể tách rời.Ông viết: “Vạn vật đều cõng âm mà ôm dương, điều hòa bằng khí trùng hư.” Các mặt đối lập tồn tại nhờ vào nhau, làm nên chỉnh thể.Lão Tử phân tích: “Có khó là do có dễ, có tốt là do có xấu, có cao là do có thấp, có dài là do có ngắn... Họa là chỗ dựa của phúc, phúc là chỗ nấp của họa.” Các mặt đối lập tiềm ẩn, chuyển hóa lẫn nhau: “Họa phúc không có gì nhất định. Chính có thể biến thành tà, thiện có thể trở thành ác.”Theo ông, sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập diễn ra theo quy luật tự nhiên:
“Muốn thu rút thì trước phải mở rộng.
Muốn làm yếu thì trước phải làm mạnh.
Muốn phế bỏ ai thì trước phải đề cử.
Muốn cướp lấy vật gì thì trước hãy cho.”
Lão Tử cũng nhấn mạnh việc nhận thức giới hạn và quy luật phát triển của sự vật:
Biết tri túc (biết đủ) thì không bị nhục,
Biết tri chỉ (biết dừng) thì không nguy hiểm.Ông viết: “Gỗ cứng thì dễ gãy, quân đội mạnh tất diệt vong.” Vì thế, con người nên giữ mức trung bình, hài hòa hai thái cực để bền lâu.
Trang Tử sau này tiếp nối tư tưởng này, khuyên: “Giải quyết việc khó từ lúc còn dễ, thực hiện việc lớn từ lúc còn nhỏ,” vì “việc khó trong thiên hạ khởi từ cái dễ, việc lớn khởi từ cái nhỏ.”Lão Tử dặn: “Cái an định thì dễ nắm, điều chưa hiện thì dễ tính. Ngăn ngừa từ khi chưa manh nha, trị loạn từ lúc chưa thành hình.”Ông cho rằng mọi vật và mặt đối lập đều phát triển tuần tự theo chu kỳ, từ nhỏ đến lớn, từ chưa hiện hình đến hiện hữu, từ bất ổn tới đại họa.
Nhìn chung, tư tưởng của Lão Tử thể hiện tính biện chứng tự phát: thế giới vận động không ngừng, theo những quy luật nhất định, vận động là chuyển hóa đối lập. Tuy nhiên, hạn chế của ông là chưa nhận thức được sự phát triển theo chiều hướng tiến bộ, mà mới coi sự phát triển là vận động tuần hoàn khép kín.
3. Gợi mở định hướng giải quyết mối quan hệ giữa con người với tự nhiên hiện nayHiện nay, thiên nhiên toàn cầu đang biến đổi phức tạp: lũ lụt, động đất, hạn hán, ô nhiễm môi trường, cháy rừng, dịch bệnh… ngày càng gia tăng về quy mô và cường độ, gây hậu quả nghiêm trọng đối với con người và hệ sinh thái.Nhiều nhà khoa học đã chỉ ra rằng nguyên nhân cơ bản là cách ứng xử thô bạo của con người với tự nhiên.Để khắc phục tình trạng này và hướng tới phát triển bền vững, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, Giáo sư William Ripple (Đại học Lâm nghiệp bang Oregon, Mỹ) nhấn mạnh: “Chúng ta cần chấm dứt việc coi tình trạng khẩn cấp về khí hậu như một vấn đề độc lập. Nóng lên toàn cầu không phải là dấu hiệu duy nhất. Các chính sách chống khủng hoảng khí hậu phải giải quyết được nguyên nhân gốc rễ.”
Comments